Khi thực hiện thủ tục thành lập công ty hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn thì doanh nghiệp cần có mức vốn tối thiểu theo quy định để có thể đăng ký kinh doanh và hoạt động doanh nghiệp. Bạn cần phải biết mức vốn tối thiểu để thành lập công ty là bao nhiêu? Mức vốn tối đa để thành lập công ty là bao nhiêu? Nếu bạn chưa biết được thành lập công ty cần vốn tối thiểu là bao nhiêu vốn thì nên tham khảo chi tiết bài chia sẻ thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn.
Công ty TNHH không có hạn mức tối thiểu về vốn khi đăng ký thành lập. Dù bạn có đăng ký doanh nghiệp có vốn điều lệ là 5 triệu, 10 triệu vẫn được tiến hành đăng ký bình thường chỉ trừ một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định và ngành nghề yêu cầu vốn ký quỹ.
Điều kiện về vốn để thành lập doanh nghiệp được quy định trong luật doanh nghiệp gồm 4 loại vốn kinh doanh cơ bản:
Vốn điều lệ của công ty Việt Nam được doanh nghiệp tự do đăng ký mà không bị ràng buộc với các quy định khác của pháp luật (trừ một số ngành nghề yêu cầu nguồn vốn pháp định, cần chứng minh vốn). Vốn điều lệ công ty theo luật doanh nghiệp mới nhất quy định là tổng số vốn góp do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.
Tuy nhiên về việc chịu trách nhiệm trên số vốn của công ty khi thành lập thì tùy theo loại hình thành lập doanh nghiệp mà công ty nên đăng ký vốn sao cho thích hợp.
Vốn điều lệ ảnh hưởng đến thuế môn bài của doanh nghiệp đóng hàng năm như sau:
Ví dụ như: Bạn đăng ký vốn điều lệ là 1 tỷ đồng, nhưng bạn không cần phải chứng minh bạn có 1 tỷ đồng đó. Nếu đăng ký vốn điều lệ 1 tỷ đồng (nhỏ hơn 10 tỷ) bạn phải đóng thuế môn bài là 2 triệu cho 1 năm.
Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu và mức tối đa. Tuy nhiên, khi thành lập doanh nghiệp chủ sở hữu doanh nghiệp cũng nên cân nhắc mức vốn tối thiểu không thể giảm vốn điều lệ quá thấp, nếu để quá thấp sẽ không tạo niềm tin với đối tác khi làm ăn.
Mức vốn điều lệ khi thành lập công ty
Căn cứ theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2014, pháp luật không quy định mức vốn cụ thể đối với doanh nghiệp nói chung. Theo đó, tùy vào khả năng kinh tế của thành viên công ty và mục đích hoạt động của công ty, vốn điều lệ được quyết định cụ thể. Do vậy, khi quyết định thành lập doanh nghiệp, thành viên công ty nên xác định vốn điều lệ dựa trên các cơ sở sau:
Pháp luật Việt Nam quy định thời hạn góp đủ vốn đối với doanh nghiệp mới thành lập là 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hết thời hạn trên mà công ty chưa góp đủ số vốn đã đăng ký thì phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Lưu ý:
Tuy nhiên, công ty cần lưu ý đối với nhưng công ty thành lập để kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định hoặc yêu cầu ký quỹ thì vốn điều lệ của công ty phải tối thiểu bằng mức vốn pháp định hoặc đáp ứng ký quỹ theo quy định của pháp luật.
Cụ thể:
Vốn pháp định để thành lập công ty
Đây là số vốn tối thiểu để công ty được thành lâp theo quy định của nhà nước. Tuỳ vào loại hình kinh doanh có điều kiện hay không điều kiện mà có mức vốn khác nhau theo quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật.
Ví dụ: Ngành nghề kinh doanh bất động sản là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện và yêu cầu vốn pháp định của công ty là 20 tỷ đồng (khoản 1 Điều 3 Nghị định số 76/2015/NĐ-CP). Theo đó, mức vốn điều lệ tối thiểu khi công ty đăng ký thành lập là 20 tỷ đồng và không giới hạn số vố tối đa.
Vốn ký quỹ để làm thủ tục thành lập công ty
Đây là số vốn trong vốn bắt buộc tuy nhiên doanh nghiệp của bạn phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng, nhằm đảm bảo sự hoạt động của công ty.
Khi đăng ký thành lập công ty kinh doanh các ngành nghề yêu cầu có ký quỹ thì công ty phải chứng minh đã ký quỹ đủ số tiền mà pháp luật yêu cầu.
Ví dụ: Ngành nghề kinh doanh tổ chức tín dụng tại Nghị định 10/2011/NĐ-CP thì mức ký quỹ của ngân hàng thương mại cổ phần là 1000 tỷ đồng.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!
Hotline tư vấn 24/7 Ms Lan 0978 483 179
Hoặc đăng ký tư vấn tại đây, chúng tôi sẽ gọi lại ngay
Bạn có thể xem dịch vụ hóa đơn điện tử bình dương, thành lập công ty ở Bình Dương, thành lập doanh nghiệp đồng nai, làm giấy phép kinh doanh, dịch vụ kế toán thuế, dịch vụ thành lập công ty