please enable javascript

Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp

Hằng năm con số cá nhân, tổ chức đăng ký thành lập doanh nghiệp rất nhiều. Nhưng không phải đối tượng nào cũng được tự do tạo lập doanh nghiệp cho chính mình. Nhà nước thắt chặt và quy định rất chặt chẽ về vấn đề này.

Theo quy định của Luật Doanh ngiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp thì thành lập doanh nghiệp là quyền của cá nhân, tổ chức.

Tuy nhiên không phải mọi cá nhân, tổ chức được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.

Những tổ chức, cá nhân sau đây không phải là đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp:

  • Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, quân đội nhân dân sử dụng tài sản chung để thành lập doanh nghiệp và mang lợi ích về cho cá nhân, đơn vị, tổ chức của mình.
  • Các cán bộ, công chức, viên chức được công nhận theo quy định của pháp luật.
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.

  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ thuộc cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.
  • Người chưa đủ tuổi thành niên; người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân.
  • Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị phạt tù, bị xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện/ cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc người bị cấm hành nghề kinh doanh.
  • Người đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Cần làm những gì khi thành lập doanh nghiệp?

  • Để thành lập được 1 doanh nghiệp việc cần làm trước tiên đó là bạn cần phải được tư vấn về tất cả mọi vấn đề liên quan đến doanh nghiệp .Đó chính là điều kiện để có thể TLDN như Tên công ty, loại hình doanh nghiệp, loại hình công ty, tỷ lệ vốn điều lệ, vốn góp, vốn pháp định, ngành nghề kinh doanh theo quy định, nơi đặt trụ sở, quan tâm đến các vấn đề về thuế ....
  • Sau đó tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước: Căn cứ vào từng loại hình doanh nghiệp mà cá nhân, tổ chức muốn thành lập thì cần chuẩn bị những hồ sơ và giấy tờ khác nhau
  • Tiến hành nộp hồ sơ lên Sở kế hoạch và đầu tư, nhận giấy hẹn trả kết quả. Kết quả nhận được đó chính là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay còn gọi là Giấy phép thành lập doanh nghiệp

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Thắng Lợi gửi đến Quý khách hàng. Nhằm thực thi các quy định của pháp luật chính xác, hiệu quả, Quý khách xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp tận tình.

 

 

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!

                                                                                           Hotline tư vấn  24/7 Ms Lan 0978 483 179​​

Hoặc đăng ký tư vấn tại đây, chúng tôi sẽ gọi lại ngay ​ https://thanhlapcongtytl.com/image/data/dang-ky.png

 

Bạn có thể xem dịch vụ hóa đơn điện tử bình dươngthành lập công ty ở Bình Dươngthành lập doanh nghiệp đồng nai, làm giấy phép kinh doanh, dịch vụ kế toán thuế, dịch vụ thành lập công ty

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục

© 2018 Công ty TNHH Luật Thắng Lợi giữ bản quyền nội dung trên website này.